Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2017

BUỔI 7: TIPS & TRICK - EFFECTS

Link download element: http://bit.ly/cmelement
I. Tips & Tricks
Một số thủ thuật giúp các bạn các bạn thao tác và thực hiện những sản phẩm trên Ae dễ dàng hơn.
A. SỬ DỤNG CÔNG CỤ
1. Render
File Ae rất nặng nên việc xuất file cũng tốn không ít thời gian. Một mẹo để giúp render video nhanh hơn đó chính là nhấn phím [CAPS LOCK], màn hình của bạn sẽ đen như thế này. Việc giảm sự chạy hình ảnh của Ae sẽ thúc đẩy một phần không nhỏ trong quá trình render.
2. Layer
Việc làm video motion graphics bắt buộc bạn phải sử dụng cực kỳ nhiều layer. Càng nhiều layer được import thì càng dễ bị lẫn và làm chậm tiến độ làm việc, chính vì vậy, chúng ta sẽ có một số thao tác giúp nhận biết layer nhanh hơn đó là.
2.1 Đặt tên layer trước khi sử dụng : Bấm [ENTER] để đổi tên
2.2 Thêm note vào layer
Máy Mac thì có thể lia ngay vào phần comment của thanh công cụ
Máy Win thì click vào một layer và nhấn phím * trên bàn phím để thêm các ghi chú nhỏ vào layers. Khi đã click nút * , double-click vào mũi tên và một menu window sẽ xuất hiện.
Nhập mô tả của bạn vào trong trong nhận xét (comments box) và nó sẽ xuất hiện trên layer. Bạn cũng có thể thêm chapters, URLs và frame targets vào đấy.
2.3 Tạo mã màu cho layer
3. Sử dụng Collapse để chất lượng layer tốt hơn
Thường sử dụng với file Ai (hoặc những file có chất lượng tốt) được import vào để tránh hiện tượng vỡ hình khi thực hiện các thao tác trên nó.
4. Sử dụng Grid - Guide để hỗ trợ bố cục
5. Thiết lập chế độ Preview
Full: là chế độ phân giải thật. Đây là chế độ chỉ dành cho máy có cấu hình mạnh.
Còn nếu cấu hình máy yếu, dung lượng và bộ nhớ Ram ít thì nên để chế độ thấp nhấp là: Quater (Với chế độ này, khi phóng hình ra thì hình sẽ bị vỡ, răng cưa)
Chế độ thường dùng nhất là Third để có một chất lượng tương đối nhất.
6. Auto save
Edit > Preferences > Auto-Save (Windows)
Chọn Automatically Save Projects, Gõ thời gian save. Ấn Ok.
7. Lưu vào ổ đĩa (Win)
Việc lưu các dữ liệu vào ổ đĩa thì khi có sự thay đổi, chỉnh sửa, thông tin sẽ được lấy ra nhanh hơn.
Đồng thời quá trình xử lý thông tin và render khung hình cũng được đẩy mạnh.
Edit > Media & Disk Cache > Enable Disk Cache
 
Dung lượng tối đa thường lưu là tầm 50-75 tuỳ theo bộ nhớ của máy tính.
Tuy nhiên việc này thì mỗi lần sử dụng Ae, thông tin lưu trữ sẽ khiến ổ đĩa ngày một đầy hơn, thỉnh thoảng bạn hãy xoá bớt dữ liệu đi. Việc này sẽ giúp render Ae nhanh hơn.
7. Collect file
Khi mọi người gửi project cho người khác hoặc nhiều khi bạn sử dụng file Ai xxx để import vào Ae nhưng vô tình xoá file đó đi thì sẽ bị xuất hiện hiện tượng như thế này.
Để khắc phục tình trạng này, ta sẽ sử dụng Collect file để cho tất cả các file cần thiết vào một thư mục. Khi gửi Project cho người khác hay lâu ngày mở lại file cũng không sợ bị tình trạng thiếu, lạc mất file.
B. CHUYỂN ĐỘNG
1. Sự co và giãn của chuyển động

2. Sự lấy đà, lấy trớn cho một chuyển động

3. Staging (Một tư thế hay hành động nên giao tiếp rõ ràng với khán giả thái độ, tâm trạng, phản ứng hoặc ý tưởng của các nhân vật có liên quan đến những câu chuyện và liên tục của đường dây câu chuyện)

4. Straight Ahead Action và Pose to Pose (Sự diễn tiến và Sự Chuyển hoá điệu bộ – Tư thế – Hình dạng)
5. Follow Through (Sự diễn tiến sau khi kết thúc một hành động) và Overlapping Action (Sự kết nối chuỗi hành động khi một phần bắt đầu thì các phần khác sẽ tiếp diễn theo)
6. Ease-In and Ease-Out 

7. Arcs (Bất cứ một chuyển động nào cũng cần tạo ra đường cong của chuyển động từ điểm bắt đầu tới kết thúc) – Đối với một số hoạt hình dạng cartoon sẽ có khi huỷ bỏ hoàn toàn nguyên tắc này, nhưng áp dụng mạnh mẽ sự Co và Giãn cùng với khoảng cách thời gian bó hẹp sẽ tạo ra những hành động vui nhộn – Cartoon Network rất thường có các hoạt hình này. Đối với Motion Design cũng rất thường hay áp dụng, ví dụ tạo có những xử lý trên hiệu ứng Typography Kinetic
8. Secondary Action (Ảnh hưởng chuyển động phụ từ những chuyển động chính)
9. Timing and Spacing (Quản lý thời gian và Khoảng cách của khung hình ảnh thay đổi trong từng khoảnh khắc)

10. Cường điệu hoá
11. Solid Drawing (Mọi hình ảnh hiển thị cần tạo phối cảnh trong khung hình – điều này có nghĩa bạn hãy cố gắng tạo ra nhiều góc độ không gian hơn khi trình diễn animation của bạn trên mô hình 3D hay thiết kế, điều này giúp tạo chiều sâu và làm cho diễn xuất của bạn kiên cố hơn.
12. Appeal (Sự nổi bật tính cách đặc điểm – Khi diễn xuất nhân vật trong làm phim hoạt hình, bạn cần nắm rõ tính cách nhân vật, không gian nhân vật đang ở đó, và sự chuyển động phải gắn với tính cách)
Xem thêm tại :
Ví dụ của 1 số element và file làm sẵn :

Sau đây là tên và hướng dẫn sử dụng của 1 số hiệu ứng trong AE cũng như ứng dụng của chúng : 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét