Link các phần mềm cần dùng trong khoá học
EOS Ultility
bit.ly/wuticm (Win)
bit.ly/mcuticm (Mac)
Lightroom
bit.ly/wlroomcm (Win)
►Theo dõi Facebook Đẹp ART: https://goo.gl/wht4kT
►Theo dõi FB Thiết Kế Nội Thất: https://goo.gl/5n8Y4B
► Đăng kí kênh YouTube: https://goo.gl/C39AS7
► Theo dõi G+: https://goo.gl/yvsHPz
► Theo dõi Twitter: https://goo.gl/MSsK3v
► Website: https://goo.gl/GbiP9w
Timeline 8 buổi học:
Timeline 8 buổi học:
Khoá học chia ra hai mảng kiến thức chính là : Kiến thức về nhiếp ảnh và Kĩ thuật nhiếp ảnh. Ngoài ra sẽ có kiến thức hỗ trợ về hậu kì đó là cách sử dụng phần mềm Lightroom
Kĩ thuật về nhiếp ảnh : Các kiến thức làm chủ thiết bị DSLR
+ Đúng nét: Lấy nét thủ công Manual Focus (MF) và Lấy nét tự động Auto Focus (AF)
+ Đúng nét: Lấy nét thủ công Manual Focus (MF) và Lấy nét tự động Auto Focus (AF)
+ Đúng sáng: (Tam giác phơi sáng, Các chế độ đo sáng, Các chế độ sáng tạo trên máy)
+ Đúng màu: White Balance, Thẻ xám
Kiến thức về nhiếp ảnh: Đằng sau làm chủ kĩ thuật thì kiến thức về nhiếp ảnh sẽ hỗ trợ chúng ta có được những bức ảnh đẹp hơn, thu hút người xem hơn.
+ Phân loại các nguồn sáng với ảnh chân dung : Ánh sáng tự nhiên và Nhân tạo
+ Bố cục : Cảm nhận thị giác, các bố cục căn bản cần quan tâm
+ Tạo dáng : Các kiến thức tạo dáng cơ bản
+ Bố cục : Cảm nhận thị giác, các bố cục căn bản cần quan tâm
+ Tạo dáng : Các kiến thức tạo dáng cơ bản
Hậu kì với Lightroom
+ Buổi 1: Quản lý file ảnh.Workflow làm việc tiết kiệm thời gian. Hiệu chỉnh, sửa chữa lỗi về ánh sáng, màu sắc trong bức ảnh.
+ Buổi 2: Kiến thức cơ bản về màu sắc. Các công cụ blend màu.
+ Buổi 1: Quản lý file ảnh.Workflow làm việc tiết kiệm thời gian. Hiệu chỉnh, sửa chữa lỗi về ánh sáng, màu sắc trong bức ảnh.
+ Buổi 2: Kiến thức cơ bản về màu sắc. Các công cụ blend màu.
Timeline 8 buổi học:
Buổi 1: Phân loại các dòng máy ảnh. Kĩ thuật Đúng nét trong bức ảnh
Buổi 2: Tam giác phơi sáng (kiến thức căn bản để có bức ảnh Đúng sáng). Kiến thức cơ bản về Flatlay
Buổi 3: Kiến thức về Đúng màu trong ảnh. Thực hành flatlay. Phân loại và thực hành chụp ảnh chân dung.
Buổi 1: Phân loại các dòng máy ảnh. Kĩ thuật Đúng nét trong bức ảnh
Buổi 2: Tam giác phơi sáng (kiến thức căn bản để có bức ảnh Đúng sáng). Kiến thức cơ bản về Flatlay
Buổi 3: Kiến thức về Đúng màu trong ảnh. Thực hành flatlay. Phân loại và thực hành chụp ảnh chân dung.
Buổi 4: Những kiến thức cơ bản về Hậu kì với Lightroom. Liên hoan giữa khoá
Buổi 5: Bố cục. Các kiến thức tạo dáng cơ bản. Thực hành chụp ảnh với phông
Buổi 6: Xử lý ảnh Raw. Kiến thức căn bản về màu. Cách sử dụng các công cụ Color Grading (Blend màu)
Buổi 6: Xử lý ảnh Raw. Kiến thức căn bản về màu. Cách sử dụng các công cụ Color Grading (Blend màu)
Buổi 7: Dã ngoại ( Chân dung hoặc Ảnh theo đề tài)
Buổi 8: Định hướng phân loại các thể loại Nhiếp ảnh. Chỉnh sửa bài tập cuối kì
Buổi 8: Định hướng phân loại các thể loại Nhiếp ảnh. Chỉnh sửa bài tập cuối kì
+ LUÔN ĐI HỌC ĐÚNG GIỜ:
Do đặc thù lớp nhiếp ảnh luôn có phần lí thuyết vào nửa thời gian đầu của buổi học và sau đó sẽ thực hành. Lý thuyết vô cùng quan trọng nên hi vọng mọi người chúng ta đến đúng giờ để có được nhiều thời gian thực hành nhất có thể
+ LUÔN HOÀN THÀNH BÀI TẬP VỀ NHÀ TRƯỚC KHI ĐẾN LỚP:
+ LUÔN HOÀN THÀNH BÀI TẬP VỀ NHÀ TRƯỚC KHI ĐẾN LỚP:
BTVN luôn được chia thành 2 dạng: Lý thuyết (hoàn thành google form). Thực hành
Đặc thù lớp Nhiếp ảnh đó là học viên được cung cấp thiết bị trên lớp. Nhưng cũng là bất lợi khi về nhà, nên các BTVN đã được tạo ra để giúp học viên ghi nhớ được kiến thức trên lớp cũng như là chuẩn bị cho các buổi học kế tiếp. Hy vọng mọi người có ý thức hoàn thành BTVN trước khi đến lớp
+ HẠN CHẾ NGHỈ HỌC NHẤT CÓ THỂ !
Kiến thức các buổi học có sự liên quan chặt chẽ với nhau, đặc biệt 4 buổi đầu tiên là nền tảng căn bản. Khi mọi người vì lí nào đó không sắp xếp tham gia được buổi học theo lớp thì có thể sắp xếp lịch học bù vào các lớp khác trong tuần. Chủ động nhắn cho Giảng viên , Trợ giảng để được sắp xếp lớp đảm bảo quyền lợi cho bản thân mình.
Các dòng máy ảnh hiện nay trên thị trường khá là đa dạng nhưng sẽ chủ yếu phân ra thành 2 dòng lớn đó là : Máy ảnh ống kính rời và Máy ảnh "ống kính gắn liền"
MÁY ẢNH DU LỊCH
Tiêu biểu cho dòng Máy ảnh " Ống kính gắn liền" là dòng máy ảnh Du lịch hay còn gọi là là thể loại máy Snapshot. Đa số vì cấu tạo nhỏ gọn nên các dòng máy này đều có cảm biến (bộ phận tiếp nhận hình ảnh) khá là nhỏ nên chất lượng ảnh phù hợp với nhu cầu cơ bản. Ưu điểm cứu lại các dòng máy ảnh này đó là khả năng siêu zoom và nhỏ gọn.
DSLR
DSLR: Digital single lens reflex (tạm dịch: Máy ảnh kĩ thuật số ống kính rời có gương lật)
Các hãng lớn phổ biến: Nikon, Canon, Sony,...
Khả năng thay đổi được ống kính, phù hợp với từng mục đích riêng biệt. Cảm biến lớn hơn so với dòng Snapshot cho chất lượng hình ảnh tốt hơn và phù hợp dần với các nhu cầu từ newbie cho đến dân chuyên nghiệp.
MIRRORLESS
Ngược lại với DSLR là dòng Mirrorless: Dòng máy ảnh không có gương lật nhưng vẫn có thể thay được ống kính. Có thể ví như là một sự kết hợp giữa Snapshot và DSLR. Ngoại hình dòng Mirroless khá là nhỏ gọn, chất lượng hình ảnh không hề thua kém DSLR vì có cùng bộ cảm biến. Chỗ ngắm (view finder) không phải là hệ thống ngắm quang học mà là hệ thống ngắm điện tử, bên trong là màn hình LCD.
Cách màn trập của máy ảnh DSLR hoạt động
So sánh DSLR và Mirrorless về kích thước và cấu trúc
Lịch sử phát triển các dòng máy của Canon
APS-C là cảm biến Crop
Còn lại là cảm biến full frame cho góc nhìn rộng hơn (~1.6) khi dùng cùng 1 tiêu cự. Khả năng chụp trong điều kiện thiếu sáng cũng cho điều kiện tốt hơn
Còn lại là cảm biến full frame cho góc nhìn rộng hơn (~1.6) khi dùng cùng 1 tiêu cự. Khả năng chụp trong điều kiện thiếu sáng cũng cho điều kiện tốt hơn
Sự khác biệt:
https://www.youtube.com/watch?v=z12KHRbgBuE
https://www.youtube.com/watch?v=z12KHRbgBuE
Canon 60D:
Màn hình phụ:
Hiển thị các thông số cần quan tâm như Số lượng ảnh còn chụp được, Các thông số của Tam giác phơi sáng, Các chế độ đo sáng,...
Vòng xoay chức năng có chốt khoá để tránh bị thay đổi do va quệt. Đây là sự khác biệt lớn so với các dòng 3 số và các dòng đời thấp hơn
Lens đi kèm bao gồm một lens fix và một lens kit 18-55mm
Lens fix 50mm f/1.8:
Lens fix (prime) ở đây được hiểu là lens được chế tạo chỉ có 1 tiêu cực (fix tại 1 tiêu cự), không zoom được và cụ thể ở đây là fix tại tiêu cự 50mm. Mà muốn thay đổi góc ảnh thì người chụp phải di chuyển góc ảnh bằng chân. Khi làm tại 1 tiêu cự nhất định thì bản chất lens cũng sẽ có chất lượng thấu kính và hình ảnh tốt hơn với lens zoom
Lens kit 18-55mm f/3.5~5.6
Là lens phổ thông, thường đi kèm với máy DSLR khi mua nên gọi là lens kit. Thuộc dòng lens zoom, có khả năng zoom từ góc rộng với tiêu cự 18mm và zoom đến góc hẹp 55mm. Khẩu độ mở tối đa cũng thay đổi dần từ f/3.5 (18mm) và khép dần lên f/5.6 (55m).
Lưu ý khi cầm máy ảnh
+ Luôn đeo dây máy ảnh vào cổ tay hoặc cổ
+ Tư thế cần vững chắc từ dáng đứng (chân) hoặc cần có điểm tựa ( cần ít nhất 3 điểm tựa)
+ Nhịp thở cũng là một yếu tố ảnh hưởng
+ Tay phải luôn cầm máy trong tư thế sẵn sàng bấm
Chế độ lấy nét tay là Manual Focus
Khi chuyển sang chế độ lấy nét tay thì gạt trên thân lens nấc AF-MF
Một số dòng máy không có nút AF-MF thì trên thân máy có các nút C,S,M thì chúng ta gạt về nấc M để có được chế độ MF.
Một số dòng máy không có nút AF-MF thì trên thân máy có các nút C,S,M thì chúng ta gạt về nấc M để có được chế độ MF.
Chế độ MF thường được tận dụng khi những chủ thể khó lấy nét tự động hoặc vật ở khoảng cách xa, trong ảnh phong cảnh,...
Tương tự như MF thì gạt trên thân lens sang AF để thực hiện chế độ lấy nét tự động. Khi thực hiện lấy nét ta ấn nút nửa cò (nút chụp có 2 nấc). Trong khu ngắm (view finder) sẽ hiện lên chấm đỏ (điểm mà máy lấy nét, canon 60D có 9 điểm lấy nét).
Muốn di chuyển điểm lấy nét ta ấn nút (kính lúp (+)) rồi xoay bánh răng ở trên với ngón tay trỏ để di chuyển các điểm lấy nét.
Cách 2: Nút nửa cò có thể thay thế bằng nút AF-ON ở đằng sau (ngón cái). Nút có tác dụng lấy nét liên tục. Ngoài ra khi trong quá trình chụp thì nên tách rời hai quá trình "Lấy nét" và "Chụp". Nó sẽ giúp chúng ta thao tác nhanh hơn và chính xác hơn trong nhiều trường hợp đặc biệt những lúc chủ thể di chuyển,...
Nút AF-ON và Nút Nửa Cò (Half press) có tác dụng tương đương nhau : Đo sáng và Lấy nét.
BTVN:
Chụp một bức ảnh flatlay bằng thiết bị hiện có (DSLR, điện thoại,...)
Chụp một bức ảnh flatlay bằng thiết bị hiện có (DSLR, điện thoại,...)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét