►Theo dõi Facebook Đẹp ART: https://goo.gl/wht4kT
►Theo dõi FB Thiết Kế Nội Thất: https://goo.gl/5n8Y4B ► Đăng kí kênh YouTube: https://goo.gl/C39AS7 ► Theo dõi G+: https://goo.gl/yvsHPz ► Theo dõi Twitter: https://goo.gl/MSsK3v ► Website: https://goo.gl/GbiP9w
A. ĐÚNG SÁNG :
Đúng sáng là một khái niệm bắt buộc và nền tảng nhất trong nhiếp ảnh. Sau khi kiểm soát được tốt ánh sáng thì chúng ta sẽ sáng tạo từ những thứ nền tảng
B. CÁC CHẾ ĐỘ ĐO SÁNG :
Đo sáng được hiểu đơn giản là quá trình lấy thông số (khẩu độ, tốc độ) "phù hợp" với điều kiện ánh sáng và ý đồ của người chụp
I. CÁC CHẾ ĐỘ ĐO SÁNG:
Các thể thức đo sáng
+ Evaluative/ Matrix Metering (đo sáng ma trận, đo sáng tổng thể): máy ảnh sẽ tính sáng trung bình trên toàn khung hình.
+ Center-weight Metering (đo sáng trung tâm) : đo sáng vùng diện tích nằm ở trung tâm
+ Spot Metering (đo sáng điểm): đo sáng vào điểm lấy nét.
+Partial Metering (đo sang quanh điểm lấy nét): tận dụng khi điểm lấy nét nhỏ, khó chính xác.
+ Evaluative/ Matrix Metering (đo sáng ma trận, đo sáng tổng thể): máy ảnh sẽ tính sáng trung bình trên toàn khung hình.
+ Center-weight Metering (đo sáng trung tâm) : đo sáng vùng diện tích nằm ở trung tâm
+ Spot Metering (đo sáng điểm): đo sáng vào điểm lấy nét.
+Partial Metering (đo sang quanh điểm lấy nét): tận dụng khi điểm lấy nét nhỏ, khó chính xác.
C. WHITE BALANCE : ( Cân bằng trắng)
Về cơ bản, cân bằng trắng là một quá trình thay đổi màu sắc của toàn bộ bức ảnh sao cho đúng với thực tế nhất, hay nói cách khác là chỉnh sửa sao cho màu trắng trên hình đúng chính xác là màu trắng mà mắt người cảm nhận - đúng như tên của nó. Quá trình này được thực hiện ngay sau khi ảnh được định màu trên bộ xử lí máy ảnh.
Trong khâu làm việc chuyên nghiệp của các Nhiếp ảnh gia, đặc biệt phục vụ cho công việc thương mại , yêu cầu độ chính xác màu cao thì họ thường sử dụng tấm thẻ xám 18% (grey card). Về cơ bản thì máy ảnh DSLR được nhận diện màu sắc thông qua màu xám, khi màu xám ra môi trường có các ánh sáng khác nhau, ám màu khác nhau và ám lên thẻ xám thì khi về với quá trình hậu kì. Chỉ cần một vài thao tác đơn giản là lập tức lấy được màu chính xác thông qua việc bù trừ màu hiển thị
I. CÁC CHẾ ĐỘ WHITE BALANCE:
Các chế độ White Balance :
- Auto White Balance : chức năng này sử dụng thuật toán có tác dụng tốt nhất ở dải nhiệt độ màu từ 3000/4000 K tới 7000 K
- Custom White Balance : cho phép bạn lấy mẫu cân bằng trắng từ ảnh chụp 1 màu xám chuẩn (18% Gray) trong cùng điều kiện ánh sáng môi trường chụp sau đó sử dụng WB này cho các lần chụp tiếp theo.
- Daylight : Sử dụng cài đặt này nếu bạn đang chụp trong ánh nắng của một bầu trời tươi sáng. Nó sẽ cân bằng với nhiệt độ màu khoảng 5200K, sẽ cho kết quả màu sắc nhẹ mát hơn so với ánh sáng của mặt trời buổi trưa. Do đó cài đặt này sẽ hiệu quả nhất cho thời điểm nắng gắt nhất trong ngày.
- Shade: Chụp trong bóng râm làm ảnh bị tối và ảm đạm hơn những gì mắt ta nhìn khung cảnh thực. Chế độ Shade sẽ làm tăng độ ấm áp cho tấm hình.
- Cloudy: Khi chụp ngoại cảnh trong một ngày nhiều mây, hãy nhớ đến chế độ này. Tác phẩm của bạn trông sẽ tươi tắn, tràn đầy sức sống hơn bình thường. Mặc dù chúng ta cũng phải ghi nhận rằng những vùng ảnh trong khu vực bóng râm tông màu sẽ lạnh hơn, nhiệt độ màu thực sự là cao hơn (xanh hơn) thường trong khoảng 7000K. Thiết lập này là phù hợp nhất với vùng bóng râm có màu sáng hơn là vùng bóng râm quá tối.
- Tungsten: Đèn Vonfram phát ra ánh sáng vàng, tạo cảm giác khá nóng vì ảnh dễ bị nhuốm màu vàng. Nếu bạn chọn preset này trong White Balance thì màu sắc của bức ảnh sẽ bớt bị ngả vàng & trông mát mẻ đi thấy rõ sau khi chụp
- Fluorescent: Đối lập với Tungsten, màu sắc của bức ảnh dễ bị nhuốm màu xanh lạnh của đèn huỳnh quang vì thế thiết lập chế độ này sẽ làm ảnh có tông màu sáng ấm hơn. Các thiết lập ánh sáng nhân tạo cho khoảng 4000K, nhiệt độ màu gần đúng của đèn huỳnh quang.
- Flash: ánh đèn Flash rất dễ gây hiện tượng cháy sáng nếu không biết cách sử dụng. Khi kích hoạt chế độ này, cảm biến sẽ tự động điều chỉnh để tiếp nhận ánh sáng đều hơn giữa vùng có và không có Flash. (~5500K)
- Kelvin: cho phép bạn tự mình thiết lập nhiệt độ màu
D. PHÂN LOẠI NGUỒN SÁNG
I. ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN :
1. Direct Lighting :
Ánh sáng chiếu thẳng lên chủ thể, thường là ánh sáng mặt trời tầm giữa trưa hoặc trực diện với ánh sáng gắt . Khi chụp với chân dung, mắt có thể bị nheo, ánh sáng gắt, đổ bóng mạnh. Khắc phục bằng cách sử dụng miếng tán sáng hoặc chụp qua kẽ lá cây
Trong ảnh chân dung khi chụp ảnh với nam giới, trên gương mặt có sự chênh lệch về vùng sáng tối càng nhiều thì càng tạo cảm giác nam tính. Ngược lại với nữ giới, tỉ lệ này nên thấp vì không cần bộc lộ góc cạnh, gai góc nam tính trong khuôn hình
2. Window Lighting :
Nguồn ánh sáng tạo cảm giác như đang sử dụng một softbox lớn, giúp làm xuất hiện catch light trong mắt chủ thể, tạo thêm cảm giác cho bức ảnh chân dung. Khi chụp ảnh với ánh sáng window lighting thì hướng nguồn sáng là không đổi nên chúng ta chủ động nhiều hơn trong việc xoay hoặc điều chỉnh hướng của mẫu. Vùng sáng tối khi sử dụng loại ánh sáng này khá là rõ ràng nên chuyển sang ảnh đen trắng cũng là một cách khiến cho bức ảnh đẹp hơn.
3. Open Shade Lighting:
Vùng bóng râm nhưng ở phía trên không có mái hiên hay bất kì vật gì che chắn, do tính chất phản chiếu ánh sáng từ nền đất lên nên ánh sáng dịu và đẹp. Khi chụp với open shade lighting thì khó ở chỗ xoay đổi góc máy sao cho chủ thể có được background đẹp nhất.
II. ÁNH SÁNG NHÂN TẠO :
1. Check 45 độ :
Đây là ánh sáng cơ bản trong chụp ảnh chân dung. Loại ánh sáng được gọi là classic, thường được sử dụng chụp chân dung người nổi tiếng
Tạo tam giác phía đối diện, khi chủ thể hướng tới nguồn sáng, mặt sẽ thon gọn hơn
2. Split lighting ( ngang 90 độ) :
Ánh sáng chia đôi khuôn mặt 2 vùng sáng tối, tạo cảm giác bí hiểm, thu hút
3.Butterfly lighting ( từ trên xuống dưới ) :
Tạo mỏm tối (shadow) dưới vùng mũi, mũi dài, đẩy gò má lên cao
4. Back Lighting :
Chụp ảnh ngược sáng có rất nhiều cách khai thác và phương pháp khác nhau. Về định nghĩa chỉ đơn thuần là ánh sáng từ đằng sau mạnh hơn ánh sáng đằng trước của chủ thể
Cách 1: Tạo bóng đen
Đơn thuần là để khắc hoạ hình dáng của chủ thể, chủ thể lúc này sẽ là một khối đen có hình tượng. Chúng ta sẽ đo sáng vào nguồn sáng ở đằng sau và lấy nét vào chủ thể. (chế độ M)
Đơn thuần là để khắc hoạ hình dáng của chủ thể, chủ thể lúc này sẽ là một khối đen có hình tượng. Chúng ta sẽ đo sáng vào nguồn sáng ở đằng sau và lấy nét vào chủ thể. (chế độ M)
Cách 2: Tạo flare
Đơn thuần là để cho chủ thể chắn (1/2) nguồn sáng (mặt trời) và lại tiếp tục thực hành đo sáng trên chủ thể với chế độ đo sáng điểm, Manual mode. Nếu lấy nét khó thì có thể chuyển về MF
Đơn thuần là để cho chủ thể chắn (1/2) nguồn sáng (mặt trời) và lại tiếp tục thực hành đo sáng trên chủ thể với chế độ đo sáng điểm, Manual mode. Nếu lấy nét khó thì có thể chuyển về MF
E. QUANG ĐỒ ( HISTOGRAM):
Histogram trong máy ảnh số là một dạng biểu đồ biểu diễn số lượng điểm ảnh tương ứng với mức độ sáng tối của bức ảnh sau khi chụp
Hai đầu mút của histogram là đại diện hai vùng Highlight (bên phải), Shadow ( bên trái)
Các pixel có cùng độ sáng tương đương nhau sẽ sếp chồng lên nhau
Khi một bức ảnh cháy sáng thì histogram có xu hướng lệch phải và có nhiều pixel dính sát vào cột phải (white)
Ngược lại với cháy tối thì histogram có xu hướng lệch tối và có nhiều pixel dính sát vào cột trái (black)
Các pixel có cùng độ sáng tương đương nhau sẽ sếp chồng lên nhau
Khi một bức ảnh cháy sáng thì histogram có xu hướng lệch phải và có nhiều pixel dính sát vào cột phải (white)
Ngược lại với cháy tối thì histogram có xu hướng lệch tối và có nhiều pixel dính sát vào cột trái (black)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét